- Trong tâm thức người dân Việt Nam , rồng có vị trí đặc biệt về văn hoá, tín ngưỡng , nó biểu tượng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. Rồng cũng đứng đầu trong tứ linh "long, lân, quy, phượng". Thuyết rồng cũng xuất hiện thuở sơ khai với sự tích "con rồng , cháu tiên" và tập quán trồng lúa nước , trong đó rồng đóng vai trò giúp gió mưa thuận hoà.
- Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả nǎng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.
Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.
Rồng phượng – biểu tượng của thành công và thịnh vượng
Rồng phượng là biểu tượng âm dương rất mạnh trong thần thoại. Rồng tượng trưng cho sức mạnh của nam. Phượng tượng trưng cho sự kiều diễm và vẻ đẹp nữ tính khi đặt bên cạnh rồng.
Khi đứng một mình, phượng mang nhiều đặc tính dương, do đó mang ý nghĩa biểu tượng khác. Rồng phượng hợp lại tượng trưng cho vua và hoàng hậu.
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Mâm bồng Rồng Phượng nổi được nung ở nhiệt độ 1200 đến 1300 độ C nên có độ bền rất cao. Bên ngoài được tráng 1 lớp men rạn cổ đặc trưng của Bát Tràng , các hoa văn họa tiết được làm hoàn toàn thủ công chính từ đôi tay nghệ nhân nổi tiếng của làng Bát Tràng , mang đậm nét truyền thống của làng nghề.