035.843.9999
Tranh tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai gốm Bát Tràng - Gốm Sứ Bát Tràng
GIẢM 34%

Tranh tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai gốm Bát Tràng

1022
Giá gốc: 4,299,000 đ
Giá bán: 3,229,000 đ

       Thông tin & Khuyến mãi

✪ Giao hàng toàn quốc

✪ Thanh toán khi nhận hàng

✪ Đơn hàng trên 500.000đ miễn phí vận chuyển(đối với nội thành hà nội)

✪ Thường xuyên có khuyến mãi cho thành viên

Còn hàng


Thông tin sản phẩm.
* Thân tranh được làm bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng nên rất bền màu theo thời gian
* Khung tranh được làm bằng gỗ thông


Chất liệu tranh sứ bền màu được các nghệ nhân làng nghề Bát Tràng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống tạo sự mềm mại, uyển chuyển cho sản phẩm. Khung gỗ bên ngoài tạo thêm nét sang trọng, quý phái, tạo điểm nhất cho sản phẩm đầy tính nghệ thuật

 


Cách treo tranh tứ quý hợp phong thủy như thế nào là hợp lý ? 


Bộ khung tranh tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai khá phổ biến, quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những ai say mê với những bộ tứ bình mang phong cách truyền thống, xưa cũ. Thực tế, Tùng Cúc Trúc Mai là bộ tranh tứ bình xuất xứ từ Trung Quốc, với bốn loại cây tượng trưng cho văn hóa Nho giáo Khổng Tử xưa.


Tuy nhiên, thực tế, có không ít người đã hiểu sai ý nghĩa, cũng như cách sắp đặt bốn bức tranh này. Bốn bức tranh với bốn loài cây, tượng trưng cho bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do đó, cách treo đúng chuẩn, hợp phong thủy của bộ tranh tứ quý này chính là treo theo thứ tự mùa nào cây nấy: Mai - Xuân, Trúc - Hạ, Cúc - Thu, Tùng - Đông.


Bạn có thể treo bộ tranh từ trái sang phải theo lối hiện đại hoặc từ phải sang trái theo lối cổ điển.


Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)...


Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc


 Sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số... 

Thảo luận Facebook

Giúp chúng tôi đánh giá, thảo luận