ừ lâu lắm rồi, trong văn hoá của cộng đồng phương Đông, hầu hết các nước có người dân theo Phật giáo cũng đã có hình ảnh Bồ tát Bố Đại (tiền thân của Bồ tát Di Lặc), hằng ngày thường dùng gậy để gánh một túi vải, chứa đựng các phần quà đi phân phát cho mọi người, nhất là trẻ em. Ngài đi đến đâu trẻ em quanh quần đến đó, người lớn thì hân hoan chào mừng vui vẻ, bởi vì bao ước nguyện cầu phúc, cầu lộc, cầu bình an trong tâm linh con người được Ngài khai mở để hoá thành hiện thực. Do đó, cứ mỗi lần Ngài xuất hiện, người ta thấy Ngài chỉ đem đem đến chuyện phúc lộc dồi dào, sự an lành, hoan hỷ trước những biến động vô thường của cuộc sống thường nhật. Chính lẽ đó, hằng năm cứ dịp xuân về tết đến, dù người có theo đạo Phật hay không theo, ai cũng nô nức kéo nhau lên chùa, nhất là từ thời khắc giao thừa cho đến những ngày về sau để được nhìn thấy hình tượng Ngài cười hoan hỷ, được hái lộc đầu năm, mở đầu cho sự an khang thịnh vượng quanh năm suốt tháng. Ngài trở thành biểu tượng cho sự hoan hỷ, phúc lộc tràn trề, lòng thương yêu vô hạn trong tín ngưỡng tâm linh của người dân theo đạo Phật ở các nước phương Đông. Đáng kể nhất là các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, chùa nào cũng tạc tượng Ngài thật lớn với dáng người hoan hỷ, nụ cười tự tại, vai mang túi vải đựng quà, có khi còn có sáu trẻ thơ (lục tặc) đeo quay bụng Ngài và Ngài được tôn trí ngay tại tiền sảnh Chánh điện để ai khi bước chân vào chùa là đều đón nhận được cội nguồn phước thiện vốn sẵn có trong tâm linh con người mà thực thi hành trì nhằm chia bùi sẻ ngọt, trên hết là đem lại sự bình an nội tại.