Chú tiểu là hình tượng người xuất gia học đạo khi còn nhỏ tuổi, là đại diện cho lứa tuổi còn ngây thơ trong sáng. Ông cha cho dạy “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Hình tượng ngây thơ của các chú tiểu khiến mọi người như tìm lại được những gì trong sáng nhất trong cuộc đời của mình.
Biểu pháp của tượng hình chú tiểu ngây thơ, chú tiểu dễ thương là như vậy. Là đại diện cho tâm ban đầu của người học đạo nói riêng và của con người nói chung.
Các hình tướng của các chú tiểu lại là một mặt khác của giáo dục của nhà Phật, giúp cho chúng ta đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ.
Tứ Không nghĩa là "Không thấy, không nghe, không nói, không làm”. Đây là một sự nhắc nhở vào giáo dục trong Phật giáo.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật có dạy “Giữ gìn khẩu nghiệp, không nói lỗi người; Giữ gìn thân nghiệp, không phạm oai nghi; Giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm”. Đây là những điều mà trong cuộc sống chúng ta cần tu học.
Bộ tượng truyền đạt biểu pháp của nhà Phật, là nhằm nhắc nhở mọi người trong cuộc sống hàng ngày, đối nhân xử thế, đối người tiếp vật, cần phải có thái độ: Không nói lỗi người, Không nghe lời thị phi, không thấy những điều thị phi, không làm điều thị phi (không để nó lưu vào trong tâm).
Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy).
Bộ sản phẩm bao gồm 4 chú tiểu với 4 tư thế khác nhau
Không nói, không nghe, không thấy, không quan tâm