Từ xưa Thần Tài, Thần Thổ Địa đã trở thành vị Thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán.
Tượng Thần Tài - Thổ Địa được làm bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng cao cấp, đường nét tinh tế.
Kích thước: cao 20cm, rộng 13cm
Phong tục thờ cúng Thần Tài thường diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hoặc mùng 10 âm lịch hàng tháng.
Bài trí bàn thờ hai vị Thần
Bàn thờ Thần tài không được đặt ở trên cao như bàn thờ gia tiên. Bàn thờ thường dán giấy đỏ, để ở một góc hay một xó nào đó có thể có bài vị nhỏ
heo sơ đồ trên ta thấy : Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm Bài vị như đã nói ở phần trên. Hai bên, bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định ( sẽ nói rõ ở phần sau ). Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ.
Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây ).
Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất -, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập,tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường)