035.843.9999
Hũ sành đựng gạo Bát Tràng Đông Sơn Âu Lạc 20L - Gốm Sứ Bát Tràng
GIẢM 20%

Hũ sành đựng gạo Bát Tràng Đông Sơn Âu Lạc 20L

23332
Giá gốc: 800,000 đ
Giá bán: 640,000 đ

       Thông tin & Khuyến mãi

       

Sản phẩm Hũ đựng gạo
Nơi sản xuất Bát Tràng
Chất liệu
Chất liệu sành cao cấp, không chứa chì, an toàn với sức khỏe, dễ làm sạch
Khối lượng2 0 kg (ước tính có thể để được gạo)
Kích thước
Cao 48cm x Đường kính 33cm
Họa tiết Hoa văn người giã thời Âu Lạc nền sành nâu đỏ sang trọng, tạo điểm nhấn cho nhà bếp
Ưu điểm Khả năng hút ẩm vượt trội, chống chuột, côn trùng...
Còn hàng

 Nền văn hóa Đông Sơn phát nguồn từ vùng Bắc Trung Bộ trên hạ lưu sông Mã và sông Cả đến châu thổ sông Hồng, trải qua thời gian một ngàn năm, bắt đầu từ giai đoạn sớm của thế kỷ 8-7 tr.CN và kết thúc vào thế kỷ 1 và 2 sau CN. Nền văn hóa này là chặng đường tiến bộ vượt bực của người Việt cổ, tiếp theo các nền văn hóa sớm hơn như văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun, tiền đề của thời dựng nước.

 

Nền nông nghiệp sơ khai của cư dân nước Việt cổ đã xuất hiện vào thời tiền sử khoảng 10.000-8.000 năm trước (thời đại Đá Mới), do ngành khảo cổ học phát hiện phấn hoa và bào tử của các loại cây củ đậu, hạt quả… và khai quật được nhiều vỏ ốc sò và dụng cụ đá hoạt động ghè đẽo một mặt trong các hang động của nền văn hóa Hòa Bình (3). Cho đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn (khoảng 7.000-5.000 năm sau văn hóa Hòa Bình) – một nền văn hóa nổi tiếng của nước Văn Lang (hay Lạc Việt) trong thời đại kim khí bắt đầu cách nay khoảng 2.700 năm – nền nông nghiệp Cổ Đại đã tích lũy nhiều tiến bộ quan trọng và đã trở nên nề nếp, xã hội đã sản xuất lương thực dư thừa qua khai quật tìm thấy các hầm ngũ cốc thối nát trong đất, chậu gốm lớn, thạp đồng, kho vựa (4). Xã hội nông nghiệp đã có những kỹ thuật tinh xảo, nhứt là khi cư dân phát triển mạnh nghệ thuật luyện kim đúc đồng thau và sau đó khám phá kim loại sắt.

Một số sinh hoạt nông nghiệp trong thời Cổ Đại đó được khắc ghi trên các trống đồng Đông Sơn, qua các hình ảnh hoa văn rất điêu luyện và mỹ thuật. Các hoa văn trang trí trên trống đồng rất đa dạng, thể hiện nhiều góc cạnh của xã hội thời Cổ Đại dưới triều đại Hùng Vương- An Dương Vương. Các hoa văn này được khắc trên mặt, tang, thân và ngay cả chân trống đồng, chủ yếu gồm có các loại văn mặt trời, văn kỷ hà, văn tả cảnh sinh hoạt và văn hình động vật.

 Lấy ý tưởng từ hình ảnh người giã gạo trong trống Đồng Ngọc lũ các nghệ nhân tại làng gốm cổ truyền Bát Tràng đã tái hiện lên chiếc Chĩnh gạo vốn là vật dụng vô cùng quan trọng nhưng cũng rất đỗi gần gũi với cuộc sống thường nhật của con người.Chúng tôi xin ra mắt mẫu sản phẩm mới nhất 2021: "Chĩnh Gạo Đông Sơn Âu Lạc"

Thảo luận Facebook

Giúp chúng tôi đánh giá, thảo luận